Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008

Hướng dẫn sử dụng ATA Linksys PAP2


Chào các bạn :

Nếu gia đình các bạn có nhu cầu liên lạc quốc tế cho người thân ở nước ngoài thì tôi xin giới thiệu đến các bạn một TB VoIP để gọi quốc tế giá rẻ.

Nếu bạn muốn tận dụng điện thoại Analog truyền thống để gọi quốc tế thì bạn có thể dùng các bộ chuyển đổi ATA ( Analog --> VoIP). Trong bài trước, tôi đã giới thiệu các bạn về ATA AG-188, còn trong bài này tôi sẽ giới thiệu các bạn về ATA Linksys PAP2.

Đặc tính của Linksys PAP2 :
- Kết nối 02 máy điện thoại Analog
- Đăng ký 02 tài khoản SIP gọi quốc tế.
- Chất lượng tốt, loại bỏ tiếng vang Echo
- Hỗ trợ kết nối qua giao diện Web, telnet...


Cấu hình kết nối các thiết bị Linksys PAP2 để gọi quốc tế :



Cách cấu hình thiết bị Linksys PAP2 bằng Feature Codes :

Cấu hình địa chỉ IP động

  1. Nhấc điện thoại rồi nhấn **** để bắt đầu cấu hình
  2. Nhấn tiếp số 101# để vào chế độ cấu hình địa chỉ IP
  3. Nhận tiếp số 1# để bật chế độ lấy địa chỉ IP động
  4. Cúp máy để kết thúc

Cấu hình địa chỉ IP tĩnh

  1. Nhấc điện thoại rồi nhấn **** để bắt đầu cấu hình
  2. Nhấn tiếp số 101# để vào chế độ cấu hình địa chỉ IP
  3. Nhấn tiếp số 0# để tắt chế độ lấy địa chỉ IP động, tức phải cấu hình địa chỉ tĩnh
  4. Nhấn tiếp số 111# để cấu hình địa chỉ IP. Nhập địa chỉ IP bằng các phím số, dùng dấu * cho dấu chấm, kết thúc bằng #. Nhấn 1# để lưu địa chỉ vừa nhập, 0# để bỏ qua
  5. Nhấn tiếp số 121# để cấu hình subnet mask. Nhập subnet mask bằng các phím số, dùng dấu * cho dấu chấm, kết thúc bằng #. Nhấn 1# để lưu địa chỉ vừa nhập, 0# để bỏ qua
  6. Nhấn tiếp số 131# để cấu hình default gateway. Nhập subnet mask bằng các phím số, dùng dấu * cho dấu chấm, kết thúc bằng #. Nhấn 1# để lưu địa chỉ vừa nhập, 0# để bỏ qua
  7. Cúp máy để kết thúc. Có thể cúp bất cứ lúc nào để kết thúc bước đó

Kiểm tra địa chỉ IP

  1. Nhấc điện thoại rồi nhấn **** để bắt đầu cấu hình
  2. Nhấn tiếp số 110# để nghe đọc địa chỉ IP.
  3. Nhấn tiếp số 120# để nghe đọc subnet mask.
  4. Nhấn tiếp số 130# để nghe default gateway.
  5. Cúp máy để kết thúc. Có thể cúp bất cứ lúc nào để kết thúc bước đó

Tắt / Mở chế độ Web để cấu hình nâng cao

  1. Nhấc điện thoại rồi nhấn **** để bắt đầu cấu hình
  2. Nhấn tiếp số 7932# để vào tắt / mở chế độ Web
  3. Nhấn tiếp 0# để tắt, nhấn 1# để mở
  4. Cúp máy để kết thúc

Reset thiết bị về cấu hình mặc định

  1. Nhấc điện thoại rồi nhấn **** để bắt đầu cấu hình
  2. Nhấn tiếp số 73738# để reset thiết bị
  3. Nhấn tiếp 1# để xác nhận việc reset
  4. Cúp máy để kết thúc
Mời bạn download hướng dẫn tại đây : Linksys PAP2
Để biết thêm thông tin các sản phẩm VoIP khác : www.voip.com.vn

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008

Ứng dụng Gateway welltech cho hệ thống VoIP

Hiện nay. các loại Gateway ( Cisco, Linksys, Welltech, Soundwin, ...) ngày càng được ứng dụng rộng rãi để kết nối các chi nhánh, văn phòng công ty để gọi điện thoại qua VoIP. Các thiết bị Voip Gateway giúp cho người dùng có thể tiết kiệm chi phí cuộc gọi mà vẫn đảm bào chất lượng cuộc gọi tốt nhưng các cuộc gọi thông qua bưu điện PSTN truyền thống.

Hôm nay, xin mời các bạn tham khảo về Gateway của hãng Welltech, module Wellgate 2702

Trước hết là các tính năng của loại Gateway Wellgate 2702 này :
- Cung cấp 2 port FXO để kết nối PSTN
- Cung cấp 2 port FXS để kết nối 2 Analog phones
- Hỗ trợ Caller ID, detect tín hiệu đảo cực
- Đặt Password cho các cuộc gọi vào PSTN
- Hỗ trợ giao thức SIP, H323
- Và các tính năng khác.










.......................Wellgate 3702.....................

Sau đây, là một số hình minh họa các sử dụng Wellgate :
1, Khai báo thông số tài khoản và SIP server như sau



2, Khai báo thông số tài khoản, password cho các cổng FXO và FXS


3, Cài đặt hướng gọi đi và nhận cuộc gọi :


4, Cài đặt Password cho các cuộc gọi đến PSTN



Sau khi tham khảo xong bài viết này, nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp với tôi hay tham khảo website : http://www.voip.com.vn

Lê Thanh Hiếu (0908 966 159)
Kỹ sư VoIP
CÔNG TY CP VIỄN THÔNG VTC
750B - Điện Biên Phủ - P.11 - Quận 10 - Tp HCM
Phone : 08.8309055 Ext : 112
http://www.voip.com.vn

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2008

Giải pháp kết nối 2 chi nhánh công ty : " Saigon gọi Hanoi miễn phí qua VOIP "

Ứng dụng VOIP ( Voice Over Internet Protocol) để truyền tín hiệu âm thanh, tiếng nói qua đường Internet ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Ưu điểm của VOIP là hoàn tòan miễn phí cho người dùng. Các giao thức VoIP thường được sử dụng trong thực tế là các giao thức SIP , IAX2, H323. Việc xây dựng hệ thống VOIP sẽ rất có ích cho các doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh nằm rải rác khắp nơi trong và ngoài nước ( Công ty du lịch, ngân hàng, công ty chứ khoán...). Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ thống VOIP ở Việt Nam chưa được phố biến do kết cấu hạ tầng viễn thông ở Việt Nam chưa tốt, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra lợi ích của hệ thống VOIP.

Để các bạn, các doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích của hệ thống VOIP, Hiếu tôi xin được giới thiệu về giải pháp " KẾT NỐI 02 CHI NHÁNH TP HCM VÀ HÀ NỘI ĐỂ GỌI VOIP MIỄN PHÍ".

Giả sử, Một doanh nghiệp A có 01 chi nhánh tại Sài Gòn, 01 chi nhánh tại Hà Nội. Hai chi nhánh này đã lắp đặt hệ thống tổng đài Analog PBX thông thường, có đường Internet ADSL. Mỗi khi nhân viên ở Saigon gọi ra chi nhánh Hà Nội thì đều liên lạc qua đường bưu điện PSTN, do đó doanh nghiệp A phải trả cước liên tỉnh Saigon-Hanoi cho tất cả các gọi giữa 2 chi nhánh này.



Nhưng nếu doanh nghiệp A đầu tư 02 thiết bị Gateway VOIP để liên kết 02 chi nhánh này bằng đường Internet ADSL thì tất cả các cuộc gọi giữa 02 chi nhánh này là miễn phí.


Nếu doanh nghiệp A có 5-10 chi nhánh thì sẽ tíêt kiệm rất nhiều cước phí cuộc gọi hàng năm.
Hiện tại, ở thị trường Việt Nam đã có một số nhà cung cấp các thiết bị VoIP Gateway này : Soundwin, Welltech, Cisco, Linksys, Patton.....

Để biết thêm các thông tin về sản phẩm, mời bạn tham khảo website : www.voip.com.vn

Hieu_voip

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Ba bài học để trở nên giàu có

Cuộc nói chuyện có một không hai trong cuộc đời mình với một người thông thái mà mình rất ngưỡng mộ đã truyền cho mình một ngọn lửa mới – giúp mình sống hướng thiện và sống có ước mơ hơn. Mình biết rằng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nếu mình luôn cố gắng hết sức mình và đến với những người khác bằng tấm lòng chân thành thì cuộc sống sẽ mang đến cho mình những điều may mắn và những bất ngờ rất thú vị.


Hồi học ở Úc, có lần mình hỏi thầy giáo về những điều thầy thích nhất trong cuộc sống. Thầy Tim đã trả lời là : “I like meaningful conversations”( tôi thích những cuộc trò chuyện thú vị). Mình cũng thích những cuộc trò chuyện thú vị và sâu sắc. Mình thích lắng nghe những trải nghiệm của người khác để qua đó rút ra những bài học cho riêng mình...

Vào một buổi tối Chủ Nhật đầu tháng 3 mình đã có một cuộc trò chuyện sâu sắc và ý nghĩa nhất trong cuộc đời. Chưa bao giờ mình trở nên ‘giàu có’ như thế sau một lần nói chuyện. Đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn thấy khó tin vì ngay cả trong mơ mình cũng không bao giờ dám nghĩ một ngày nào đó mình được ngồi nói chuyện hàng giờ với một người mà mình rất ngưỡng mộ cả về tài năng, nghị lực và tâm huyết. Dù mình hoàn toàn chưa hiểu hết và cũng không thể nhớ hết chính xác (giá lúc đó mình có máy ghi âm thì tốt biết bao) những điều mà bác Cường muốn nhắn nhủ nhưng những bài học sâu sắc và những suy ngẫm mà mình rút ra được sau khi nói chuyện với một người Việt thông thái nhất mà mình từng biết đã làm mình ‘giàu có’ lên rất nhiều...

Về sự lạc quan

“….Để khi đưa ra một ly nước họ sẽ nói ‘ly nước mới đầy một nửa’ và nỗ lực tiếp tục làm đầy nó, chứ không phải nói một cách tiêu cực ‘ly nước vơi một nửa’…”

Mình đã được đọc về sự khác nhau trong cách nhìn nhận ly nước nửa đầy và nửa vơi khá lâu rồi và cũng đã đôi lần nhắn nhủ tới sinh viên thông điệp này nhưng nhờ bác Cường mà mình có thể hiểu sâu sắc hơn về điều này. Sự khác nhau trong cách nói ‘ly nước mới đầy một nửa’ và ‘ly nước vơi một nửa’ không chỉ ở thái độ lạc quan hay bi quan mà còn ở tinh thần dám chịu trách nhiệm và nỗ lực hành động đối ngược với thái độ thiếu trách nhiệm và buông xuôi.

Về sự kiên nhẫn

Bác kể về cái email nhận được từ một thanh niên mà bác phải đọc đến 2 lần qua đó bác cũng thấy được tuổi thơ của bác. Bác kể rằng hồi còn bé công việc bác ghét nhất là trồng cây khoai mì, đã nhiều lần mất kiên nhẫn đến độ không muốn làm tiếp nữa. Mẹ bác nói rằng nếu không muốn trồng cây thì đi hái rau. Nhưng hồi đó trên vùng đất Quảng Ngãi cằn cỗi và bị bom đạn giày xéo thì tìm ra đâu được rau mà hái! Vì thế mẹ bác đã dặn bác rằng “nếu con đủ kiên nhẫn thì hãy tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, còn nếu không đủ kiên nhẫn thì hãy tưới hai lần 1 ngày’’. Đây là một bài học về lòng kiên nhẫn và sự cần thiết phải biến thời gian chờ đợi thành hành động.

Về sự tha thứ

Mình hỏi bác “Bác ơi sao cháu thấy tha thứ cho người khác thì dễ mà sao tha thứ cho mình thì khó quá”, bác Cường mỉm cười rồi nói : “Mình không cần phải tha thứ cho ai cả, cháu ạ. Nhưng mình cũng đừng nên kết tội ai cả”. Rồi bác kể rằng ngày trước cha bác dạy rằng, nếu mình hoặc ai đó làm một việc tốt cho mình thì hãy viết lên đá còn nếu làm một việc không tốt thì hãy viết lên cát. Những lời nhắn nhủ rất giản dị nhưng mà sâu sắc biết bao.

Trò chuyện với bác Cường mình cảm nhận được từ bác một niềm tự hào về văn hóa Việt Nam. Bác đã giải thích cặn kẽ về những câu đối mà bác rất tâm đắc trên cổng Văn Miếu mà bác đã sưu tầm được. Giống như bác đã trả lời trong một bài phỏng vấn trên báo điện tử Vietnamnet : “Tôi muốn nhắn nhủ đến các em, các cháu là hãy tự tin và đừng tự ti; tự hào nhưng đừng tự mãn! Tôi có sưu tầm được hai câu đối có niên kỷ từ năm 1847 tại Văn Miếu ở Huế mà mỗi lần nhắc đến, tôi vẫn cảm thấy sự rung động từ tim, óc và một sự tự hào mãnh liệt về dân tộc Việt của mình. Đó là “Giang sơn vạn cổ trường tồn,Thiên nhật nguyệt địa sơn hà, Mỹ võ Âu phong Nam hối tắt - Quỹ đạo thiên thu bất tuyệt, Quốc quân thần gia phụ tử, Hán hưng Tần diệt khởi năng ô”. Ông bà ta từ thời xa xưa còn thế, tôi muốn giới trẻ Việt Nam nêu cao tinh thần tự hào đó.”

Mình đã hoàn toàn bất ngờ khi biết rằng bác không chỉ là cha đẻ của ATM mà còn là người khai sinh ra các khóa học về Time management đã và đang được giảng dạy ở nhiều trường đại học lớn trên thế giới và các công ty đa quốc gia. Một câu nói có vẻ như là được nói quá nhiều rồi nhưng không phải ai cũng làm được ‘Việc hôm nay chớ để ngày mai’. Bác nhắn nhủ những người trẻ như mình hãy biết quý trọng thời gian vì suy cho cùng nếu ta chia cuộc đời thành những đoạn 10- 20 năm, thì cả đời ta cũng chỉ có một số đoạn thôi để làm hết những điều quan trọng mà mình muốn.

Mình cũng đã nhớ rất rõ những câu nói của bác trong chương trình Người đương thời về bí quyết thành công: ‘Bí quyết để thành công là đừng đi tìm sự thành công! Hãy tiếp nhận cuộc sống một cách tự nhiên, hãy khen ngợi những cái tốt và hãy sửa sai những cái mình không vừa ý.’ Khi nói chuyện với bác mình hiểu thêm về giá trị của việc luôn nỗ lực hết sức mình. Mình cũng hiểu ra rằng đừng bao giờ mất công đi tìm cái tốt nhất mà hãy nên đi tìm cái tốt hơn.

Nãy giờ mình đã viết nhiều về những bài học mà mình có được từ những câu chuyện mà bác Cường đã kể. Nghe từ bài học thì nghe có vẻ to tát quá, và dễ tạo cho người đọc bài này một ấn tượng là người nói chuyện với mình có vẻ hơi giáo điều và thích khoe khoang. Nhưng sự thật lại là ngược lại – bác Cường là một trong những người thông thái khiêm tốn nhất mà mình đã từng biết. Mình nhớ như in câu nói của bác trong chương trình Người đương thời và coi đó như là phương châm sống của mình : “Đức tính quan trọng là khiêm tốn, và hãy đặt mình vào người khác để sống.”


Còn một điều nữa về cuộc nói chuyện tối Chủ Nhật mà mình không chỉ nghe được, đọc được, quan sát được mà còn cảm nhận được rõ nét đó là ‘sống trên đời cần có một tấm lòng’. Từ những câu chuyện về trông hàng giúp các bà cụ ở Little Saigon, tới việc xin tài trợ để mua dụng cụ y tế cho bệnh viện nhi, đến việc bác lắng nghe rất chăm chú và trả lời rất nhiệt tình những câu hỏi, những băn khoăn trăn trở đôi khi có vẻ hơi trẻ con của các cô cậu thanh niên bằng tuổi con tuổi cháu của bác…Mình cảm nhận được rằng đằng sau nụ cười rất hiền hậu của bác là một trái tim lớn – một trái tim luôn sống vì người khác.


Cuộc nói chuyện có một không hai trong cuộc đời mình với một người thông thái mà mình rất ngưỡng mộ đã truyền cho mình một ngọn lửa mới – giúp mình sống hướng thiện và sống có ước mơ hơn. Mình biết rằng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nếu mình luôn cố gắng hết sức mình và đến với những người khác bằng tấm lòng chân thành thì cuộc sống sẽ mang đến cho mình những điều may mắn và những bất ngờ rất thú vị.
Cám ơn chương trình Người đương thời đã giới thiệu một nhân vật rất thông thái - bác Đỗ Đức Cường - người đã cho mình nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống.

Sưu tầm

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2008

Giải pháp hệ thống tổng đài IP PBX dùng cho doanh nghiệp

Hi, các bạn :

Hiện tại, hầu hết các công ty ở Việt Nam đều đã có hệ thống tổng đài Analoge truyền thống. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng liên lạc bằng điện thoại giữa các phòng ban và các số điện thoại khác bên ngoài.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các tổng đài Analoge sẽ dần dần bị loại bỏ và thay thế bởi tổng đài IP vì tổng đài IP đem rất nhiều thuận lợị.
Sau đây, tôi xin được giới thiệu về giải pháp cho doanh nghiệp khi sử dụng tổng đài IP với chi phí thấp như sau :
+ Phần cứng : máy tính PC P.IV 2.26 Ghz
+ Phần mềm : phần mềm Asterisk
+ Điện thoại : bạn có thể tận dụng điện thoại Analog, hoặc dùng phần mềm Softphone + máy tính , hoặc điện thoại IP Phone. Phần này tùy theo tài chính và mục đích sử dụng của công ty.
+ Nếu bạn muốn tổng đài IP có thể gọi các số điện thoại cố định và di động thì đầu tư thêm Card PCI giao tiếp PSTN, hoặc Gateway có cổng FXO.

Tính năng của hệ thống tổng đài IP như sau :
+ Có đầy đủ các tính năng cơ bản của tổng đài Analoge
+ Gọi miễn phí giữa tất cả máy nhánh nằm trong hệ thống tổng đài IP ( các máy nhánh có thể đặt ở bất cứ đâu trên thế giới miễn sao có đường ADSL )
+ Có thể gọi các số di động và cố định trong nước.
+ Gọi đi quốc tế giá rẻ
+ Gọi đi liên tỉnh đến số cố định nhưng trả cước nội hạt ( áp dụng cho các công ty có nhiều chi nhánh )
+ Ghi âm các cuộc gọi
+ Qủan lý thông tin các cuộc gọi đi, gọi đến....

Sau đây là hình minh họa giải pháp cho hệ thống tổng đài IP:



Để biết thêm thông tin về giải pháp này, bạn có thể tham khảo website : www.voip.com.vn
hoặc có thể liên lạc đến :

Lê Thanh Hiếu (0908 966 159)
Phòng Kinh doanh sản phẩm VOIP
CÔNG TY CP VIỄN THÔNG VTC
750B - Điện Biên Phủ - P.11 - Quận 10 - Tp HCM
Phone : 08.8309055 Ext : 112
Email : lt.hieu@voip.com.vn
http://www.voip.com.vn

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2008

Gọi điện thoại VoIP quốc tế giá rẻ với IP Phone AT-530


Chào các bạn :

Hiện nay, nhu cầu của các gia đình gọi đến người thân ở nước ngoài ngày càng nhiều. Để tiết kiệm chi phí trong liên lạc, mọi người cho thể dùng Yahoo Chat, Yahoo Voice, một số khác thì mua thẻ quốc tế kết hợp với phần mềm Softphone để gọi đến bất cứ số phone nào ngoài nước. Cách này thuận tiện và chi phí rẻ. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số trở ngại lớn là bạn phải biết cách sử dụng máy tính, Internet... Vì thế, các nhà sản xuất mới cho ra đời điện thooại IP Phone. Đây là cách tốt nhất để cho các gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi có thể dễ dàng liên lạc với thân ở nước ngoài bằng điện thoại IP.

Các hãng sản xuất điện thoại IP Phone đã có mặt tại thị trường Việt Nam như : ATCOM, SIP Phone, Linksys.

Sau đây là một số ưu điểm của điện thoại IP Phone AT-530 của hãng ATCOM :
- Kết nối cuộc gọi thông qua mạng IP nên không phụ thuộc vào vị trí địa lý ( Khi đã cài đặt các thông số cho máy điện thoại IP, bạn có thể đem đi bất cứ nơi đâu trên thế giới mà vẫn sử dụng bình thường, không cần phải thay đổi thông số cài đặt).
- Chi phí cho các cuộc gọi quốc tế rất thấp.
- Có thể ghi âm cuộc gọi đi và đến.
- Có thể sử dụng 02-03 tài khoản thẻ gọi quốc tế đồng thời.
- Cuộc gọi giữa 02 điện thoại IP là miễn phí nếu chúng được khai báo trước.
- Tích hợp Router
....
Để biết thêm thông tin và giá sản phẩm, các bạn có thể tham khảo website : www.voip.com.vn
hoặc liên hệ trực tiếp đến

Phòng kinh doanh sản phẩm VoIP
Công ty CP viễn thông VTC
Phone : 08.8309055 Ext : 112
Người liên lạc : Lê Thanh Hiếu
Email : lt.hieu@voip.com.vn

Thiết bị VoIP AG-188– Nhấc là gọi - Tiện dụng cho mọi người

Nếu thường xuyên sử dụng các dịch vụ gọi điện thoại quốc tế giá rẻ theo hình thức thoại qua giao thức internet (VoIP) thông dụng như VietVoice, Voice 777, iFone trực tiếp từ máy tính thì ắt hẳn bạn cảm nhận được sự phức tạp không đáng có khi phải khởi chạy phần mềm quay số chuyên dụng, kết nối bộ headset "lằng ngoằng" dây cáp mỗi lần cần thực hiện cuộc gọi. Với loạt thiết bị VoIP (VoIP Gateway) như SA210 và IP Gateway AG-188, tất cả những gì bạn cần làm là nhấc ống nghe điện thoại để bàn và bấm số gọi như thông thường; rất tiện cho những thành viên không rành máy tính trong gia đình sử dụng dịch vụ điện thoại quốc tế giá rẻ.

IP gateway SA210 và AG-188 đều cho phép tận dụng điện thoại để bàn truyền thống để thực hiện/nhận cuộc gọi đồng thời từ mạng PSTN và VoIP. Riêng với SA210, ngoài cổng FXS, thiết bị còn cung cấp thêm cổng FXO để gắn trực tiếp vào đường PSTN hay cổng máy nhánh (extension) của tổng đài nội bô.

Ở lần đầu tiên sử dụng, bạn nối thiết bị vào ngay sau modem/router băng thông rộng và sau đó tiến hành cấu hình các thông số cơ bản như tài khoản SIP, địa chỉ IP của máy chủ dịch vụ (nhà cung cấp dịch vụ VoIP),... trực tiếp trên giao diện web. Ngoài ra, mỗi thiết bị còn bổ sung một cổng mạng LAN mở rộng.


SA210 và AG-188 hỗ trợ 2 tài khoản SIP, cho phép thiết lập luật gọi giữa 2 tài khoản, hỗ trợ DHCP, PPPoE, NAT, DDNS và các chuẩn nén âm thanh thông dụng G711, G723, G726 và G729. Đặc biệt, SA210 gắn được 2 điện thoại bàn, nên có khả năng thực hiện 2 cuộc gọi VoIP và PSTN đồng thời, thuận tiện cho DN vừa cần điện thoại nội hạt thông thường và gọi điện quốc tế giá rẻ.

Test Lab nhận thấy việc cấu hình lần đầu 2 thiết bị này có thể hoàn tất trong vòng 15 phút, chất lượng thoại ổn định. Thậm chí với gói cước ADSL rẻ nhất là Mega VNN, Test Lab vẫn có thể thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại di động tại Mỹ với chất lượng âm thanh ở mức tốt (sử dụng tài khoản VietVoice). Nhìn chung, nếu bạn muốn linh hoạt hơn trong việc gọi điện thoại quốc tế giá rẻ thì SA210 (135 USD) và Atcom AG-188 (78 USD) là lựa chọn hợp lý. Sản phẩm được bảo hành 1 năm.

IP Gateway AG 188: http://www.voip.com.vn/product.php?cid=21&id=53

IP Gateway SA210: http://www.voip.com.vn/product.php?id=64&cid=21

Lê Thanh Hiếu

Trộm cước viễn thông quốc tế - cái nhìn phiến diện về điện thoại IP phone

Có thể tạm định nghĩa “ăn cắp cước viễn thông” là việc thực hiện cuộc gọi đầu cuối (termination) xuất phát ở nước ngoài vào Việt Nam, thông qua Internet và công nghệ VoIP, với mục đích hưởng lợi trên chênh lệch giá cước viễn thông quốc tế và nội hạt của Việt Nam. Trong bài viết này tác giả sẽ phân tích kỹ thuật các phương pháp thực hiện cuộc gọi vào hệ thống mạng điện thoại công cộng (PSTN) của Việt Nam, từ đó mang đến một cái nhìn rõ hơn và các đề xuất nhằm khống chế vấn nạn “ăn cắp cước viễn thông”.

I. Họ đã “ăn cắp cước” như thế nào?

Việc thực hiện cuộc gọi đầu cuối vào Việt Nam từ nước ngoài đều phần lớn xuất phát từ nhu cầu liên lạc với người thân trong nước ở nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ, Úc và một vài nước Châu Âu. Khi Internet chưa phát triển, các mạch điện thoại TDM vẫn là giải pháp duy nhất, và giá cước gọi về Việt Nam rất cao vì chi phí duy trì các mạch TDM rất đắt tiền. Các hãng điện thoại lớn trên thế giới như AT&T, Sprint, hay những hãng trong khu vực như Singtel, đều phải thông qua hệ thống bưu điện Việt Nam để thuê những luồng điện thoại truyền thống, sau đó bán lại cho người sử dụng bản xứ, hoặc các nhà cung cấp bản xứ nhỏ hơn ở nước sở tại. Do việc duy trì các mạch điện thoại truyền thống rất đắt tiền nên khi VoIP ra đời, hầu hết các dịch vụ trên đều chuyển sang sử dụng công nghệ IP termination và kết nối vào hệ thống qua các cổng PSTN hay các cổng di động. Công nghệ kết nối thì rất đa dạng, từ FXO đến ISDN hay SS7.

Ngày nay, sự có mặt của dịch vụ ADSL cùng với sự phổ biến của các công nghệ termination nên việc kết nối bằng từ Internet vào hệ thống điện thoại truyền thống Việt Nam ngày càng dễ dàng. Ở mức người dùng đầu cuối thì có 2 công nghệ dễ dàng nhất mà họ có thể tiếp cận, đó là sử dụng các cổng FXO (FXO gateway) hoặc các GSM modem.

FXO Gateway (Foreign Exchange Office)

FXO là giao tiếp analog thông dụng nhất, có cấu trúc giống các cổng dùng để kết nối đến các đường trung kế của các loại tổng đài truyền thống. Đặc tính của FXO là tông (tone) âm - tức không phát tông. FXO sẽ nhận tông điện từ các cổng của bưu điện. Bản thân FXO có thể nhận cuộc gọi từ bưu điện gọi tới, hay thực hiện một cuộc gọi từ nó ra ngoài. Có thể ví FXO như một chiếc điện thoại quen thuộc ở nhà của chúng ta, chỉ khác 1 điểm là các thiết bị FXO không có tay nghe mà chỉ thực hiện công việc chuyển các tính hiệu thoại analog thành các gói tin IP theo giao thức TCP/IP thường dùng trên Internet.

Các FXO này thường sẽ đăng ký vào một hệ thống IP Telephony của đối tác (lúc nào cũng có 1 đối tác) ở nước ngoài, hay thậm chí ở bất kỳ đâu trên Internet (Việt Nam chẳng hạn). Bản thân người viết cũng đã thử thiết lập một hệ thống IP Telephone tại nhà sử dụng công nghệ Dynamic DNS rất dễ dàng. Khi đối tác ở nước ngoài nhận một cuộc gọi với mã quốc gia là +84 – tức Việt Nam, hệ thống của họ sẽ tra trong bảng định tuyến của mình, và xác định được địa chỉ IP hoặc Domain Name của thiết bị FXO Gateway. Thực hiện cuộc gọi bằng VoIP sử dụng nhiều công nghệ khác nhau như H323, SIP, MGCP, IAX v.v… được gởi đến thiết bị FXO Gateway đó thông qua bộ giao thức TCP/IP và mạng Internet. Thiết bị FXO lúc này đang kết nối vào mạng điện thoại công cộng Việt Nam sẽ xử lý cuộc gọi VoIP đó, và gọi ra ngoài PSTN với số điện thoại mà người sử dụng VoIP đã thực hiện.

Khi thực hiện cuộc gọi qua các FXO Gateway, số điện thoại hiển thị người gọi đến sẽ là số điện thoại mà bưu điện cấp cho người sử dụng, do đó rất dể để truy ra được hệ thống điện thoại ấy đang nằm đâu vì hầu hết các số điện thoại cố định đều được đăng ký sử dụng, do đó hầu như các đối tượng kinh doanh Termination (trái phép) không còn sử dụng FXO Gateway nữa.

GSM Modem

GSM Modem hoạt động tương đối giống như điện thoại di động của chúng ta, chỉ khác một điểm nó không có handset và có giao tiếp TCP/IP. GSM Modem không cần một line điện thoại cố định, mà có thể được di chuyển nhằm tránh bị phát hiện. Các GSM Modem tương đối đắt hơn các FXO Gateway vì khả năng rất cao và dễ thiết lập. Nếu mỗi điểm dịch vụ Internet tại TPHCM đặt 02 GSM Modem thì tổng số cuộc gọi bất hợp pháp có thể lên đến con số 10.000 cuộc - tương đương 500 đường T1, một con số khổng lồ. Việc thực hiện cũng rất dễ dàng, các GSM Modem được cấu hình sẵn, và chỉ cắm vào Internet là sử dụng. Hệ thống máy chủ - Softswitch được đặt ở nước ngoài, nên tất nhiên ngoài vùng kiểm soát!

Các biến thể dùng GSM Modem để trộm cước
Sử dụng GSM kết hợp với Mobile-VSAT

Tại Việt Nam chưa có trường hợp này, nhưng hình thức này cũng khá thông dụng ở các nước khu vực. Đã từng có sự việc hy hữu: một người Thái Lan dùng một chiếc xe tải nhỏ, đặt trong đó hơn 40 GSM Modems và một hệ thống VSAT tự động, liên tục di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác ở những nơi có sóng điện thoại để thực hiện công việc Termination bất hợp pháp của mình.

USB / PCMCIA GSM

Cũng bằng hệ thống GSM, nhưng được tích hợp một cách hoàn hảo vào một bộ đọc USB hoặc 1 giao tiếp PCMCIA của Laptop, hiện đang được một vài dịch vụ Termination nhỏ lẻ áp dụng. Giống như hình thức peer-to-peer file sharing, những người dùng cắm GSM USB vào laptop của mình. Cuộc gọi sẽ đến từ Internet và thông qua thiết bị USB GSM kết nối vào hệ thống điện thoại Việt Nam. Chi phí sử dụng đường truyền quốc tế đường dài được chuyển thành chi phí sử dụng Internet và cuộc gọi nội hạt. Thiết kế một hệ thống như thế cũng không có gì khó khăn.

Bên dưới là sơ đồ của một hệ thống thiết lập cuộc gọi từ Internet vào Việt Nam.



Lê Thanh Hiếu <>

ASTERISK ĐỘT PHÁ LÃNH ĐỊA VIỄN THÔNG

Năm năm sau sự đổ vỡ "dot-com", giới đầu tư công nghệ lại xôn xao với sản phẩm của chàng trai chưa đầy 30 tuổi, tác giả phần mềm nguồn mở Asterix được cho là sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp viễn thông.

Thị trường viễn thông nói chung và hệ thống tổng đài PBX (Private Branch Exchange) nói riêng, từ lâu nay là lãnh địa đầy lợi nhuận dành riêng của các "đại gia" như Alcatel, Lucent, Nortel và Avaya... Theo Research and Markets (www.researchandmarkets.com), thị trường thiết bị PBX trị giá khoảng 13 tỉ USD/năm và được kỳ vọng sẽ lên đến 30 tỉ USD vào năm 2009. Tuy nhiên, lãnh địa này đang bị đe dọa bởi sản phẩm của chàng trai chưa đầy 30 tuổi (sinh năm 1977) - Mark Spencer, tác giả phần mềm nguồn mở Asterisk.

Asterisk là phần mềm thực hiện chức năng tổng đài điện thoại nội bộ (PBX), cho phép các máy điện thoại nhánh (extension) thực hiện cuộc gọi với nhau và kết nối với các hệ thống điện thoại khác bao gồm cả mạng điện thoại analog thông thường (PSTN) và VoIP. Asterisk có đầy đủ tính năng của tổng đài PBX thương mại: phân luồng cuộc gọi, thư thoại, hội đàm, tương tác (menu thoại)... Đặc biệt, Asterisk còn hỗ trợ nhiều giao thức VoIP như SIP và H.323, hoạt động như trạm kết nối giữa các điện thoại IP và mạng PSTN.

Asterisk miễn phí theo giấy phép GPL. Tên Asterisk có nguồn gốc từ ký hiệu * được dùng trong Unix và Linux, thể hiện cho tùy chọn bất kỳ.

Lịch sử

Cũng như nhiều dự án nguồn mở, Asterisk thoạt đầu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân. Khi còn là sinh viên khoa kỹ thuật máy tính tại đại học Auburn ở Alabama (Mỹ), M. Spencer đã thành lập công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng Linux qua điện thoại. Để tiết kiệm chi phí, thay vì mua tổng đài PBX có sẵn (giá rất đắt), Mark đã quyết định tự xây dựng phần mềm thực hiện chức năng tổng đài chạy trên PC dùng hệ điều hành Linux và kết quả là Asterisk ra đời.

Một trong những vấn đề quan trọng mà M. Spencer phải đối mặt đó là tìm phần cứng để kết nối PC với hệ thống PSTN. Mark đã hợp tác với Jim Dixon trong dự án Zaptel (hay Zapatal Telephony Project, http://www.zapatatelephony.org) để thiết kế card giao tiếp rẻ tiền dùng cho PC trên nền Intel. Ý tưởng của dự án nhằm cho phép người ta có thể mua PC ở bất kỳ đâu, gắn thêm card giao tiếp, cài đặt Asterisk và thế là có tổng đài PBX đầy đủ tính năng.

Card giao tiếp Zaptel thực hiện tốt việc kết nối máy chủ Asterisk trực tiếp với PSTN, nhưng lại phát sinh nhu cầu liên lạc qua giao thức Internet (IP hay Frame Relay). Không thích H.323 cồng kềnh, Mark quyết định thiết kế một giao thức khác gọn nhẹ hơn và kết quả là giao thức IAX (Inter Asterisk eXchange) ra đời. Tuy cái tên hàm ý phương thức trao đổi tín hiệu giữa các máy chủ Asterisk, nhưng thực tế IAX có thể kết nối các thiết bị bất kỳ có hỗ trợ giao thức này. Để có khả năng liên lạc với các hệ thống VoIP khác, Asterisk cũng hỗ trợ các giao thức VoIP phổ biến như SIP (chuẩn IETF), H.323 (chuẩn ITU), MGCP, VoFR...

Từ Zaptel đến Digium và IAXTEL

Về nhiều phương diện, M. Spencer và phần mềm Asterix có khả năng tác động đến thị trường PBX tương tự như những gì Linus Torvalds đã làm đối với thị trường hệ điều hành khi đưa ra bản Linux đầu tiên vào năm 1991. Tuy nhiên, M. Spencer cho rằng có khác biệt lớn giữa anh và Torvald đó là anh muốn kiếm tiền từ công nghệ của mình.

Sau thành công của dự án Zaptel, M. Spencer nhìn thấy cơ hội nên đã thành lập công ty Digium chuyên phát triển và bán phần cứng Zaptel đồng thời hỗ trợ phát triển phần mềm Asterisk. Phần mềm Asterisk vẫn đảm nhận các chức năng xử lý và PBX chính. Việc tiếp tục miễn phí Asterisk giúp Digium có được phản hồi và sự đóng góp từ các nhà phát triển trên khắp thế giới.

Mô hình kinh doanh của Digium là sản xuất card giao tiếp làm việc dễ dàng với Asterisk, cung cấp các ứng dụng bổ sung cho Asterisk, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn.

Tháng 7/2003, Digium công bố IAXTEL (www.iaxtel.com), "chủ yếu phục vụ cho các nhà phát triển và những người ưa thích kiểm tra hệ thống của mình và nghiên cứu VoIP". Người dùng Asterisk và các nhà phát triển có thể kết nối điện thoại và PBX của mình đến IAXTEL miễn phí dùng giao thức IAX.

Ứng dụng uyển chuyển

Asterisk cực kỳ linh hoạt, có thể kết nối với mạng điện thoại bên ngoài qua đường tương tự (analog) hay số (digital), và có thể phân luồng cuộc gọi nội bộ qua cáp điện thoại truyền thống hay mạng IP (mạng máy tính).

Phần mềm Asterisk được thiết kế dạng môđun. Các thành phần chức năng được thiết kế thành từng môđun riêng biệt và tách rời với phần chuyển mạch lõi, điều này tạo khả năng dễ điều chỉnh và mở rộng cao. Một trong những "điểm son" của Asterisk là phần quản lý extension. Từng bước của cuộc gọi được định nghĩa như một ứng dụng. Quay số là một ứng dụng; trả lời, phát lại, thư thoại... là những ví dụ ứng dụng khác. Ta có thể tạo kịch bản thực hiện gọi ứng dụng bất kỳ trên kênh bất kỳ. Ví dụ, có thể thiết lập một số extension được đổ chuông cùng lúc ở 2 kênh (có thể nối đến 2 máy điện thoại: 1 analog và 1 digital) trước khi chuyển cuộc gọi đến điện thoại di động, và sau đó chuyển qua hệ thống thư thoại.

Asterisk cung cấp 4 bộ API dùng cho việc giao tiếp với các modul:

• Channel API: cho phép phần lõi PBX giao tiếp với các nguồn tín hiệu khác nhau, hỗ trợ các giao thức VoIP gồm SIP, H.323 và MGCP.

• Codec Translator API: cung cấp khả năng làm việc với các định dạng âm thanh mã hóa như MP3, GSM, G.7123, ADPCM...

• File Format API: Cho phép đọc và phát âm thanh từ các định dạng file WAV, MP3.... đem đến sự linh hoạt cho các ứng dụng trên nền Asterisk trong việc xử lý âm chuông, DTMF (âm thanh phát ra khi nhấn phím)...

• Application API: Có thể dùng cho ứng dụng thứ ba như thư thoại, hội đàm... cho phép viết các ứng dụng mới có thể tương tác trực tiếp với phần lõi PBX.

Ngoài ra, Asterisk còn có thư viện Asterisk Gateway Interface (AGI, tương tự như CGI) - cơ chế kích hoạt ứng dụng bên ngoài, cho phép viết kịch bản phức tạp với một số ngôn ngữ như PHP hay Perl. Nói chung, khả năng viết các ứng dụng tùy biến rất lớn.

Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86 (Intel), nhưng giờ đây nó cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD và Mac OS X và Microsoft Windows.

Sẽ lớn hơn Linux

Theo nhận định của Jon maddog Hall - chủ tịch tổ chức Linux International, VoIP sử dụng giải pháp nguồn mở như Asterisk sẽ có thị trường lớn hơn Linux. Asterisk cho phép ngay cả công ty hay tổ chức nhỏ cũng có thể thiết lập hệ thống điện thoại đa năng, hỗ trợ đồng thời điện thoại thông thường (analog) và điện thoại IP (VoIP). Theo M. Spencer, Asterisk là giải pháp "viễn thông cho đại chúng" - ngoài chi phí rẻ và dễ dàng thiết lập, khả năng VoIP của Asterisk cho phép "kết nối" những vùng xa xôi, những nơi chưa có mạng cáp điện thoại truyền thống.

Hầu như công ty hay tổ chức nào cũng đều cần hệ thống điện thoại nội bộ (cùng với tổng đài PBX) và đa phần đều có trang bị hệ thống mạng máy tính (ngày càng trở nên không thể thiếu), Asterisk có thể giúp "hợp nhất" hai hệ thống này và giúp hệ thống mạng máy tính-điện thoại nội bộ hòa nhập thông suốt với thế giới bên ngoài, cả mạng Internet lẫn viễn thông. Thị trường cho Asterisk thật lớn

Lê Thanh Hiếu <>
Nguồn thông tin được lấy từ website : voip.com.vn