Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008

Gọi điện thoại VOIP hoàn toàn miễn phí bằng điện thoại IP Phone

Chào các bạn :

Hiện tại, các loại IP Phone được bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam, đặc biệt ở ở các thánh phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội. Các cá nhân, gia đình có người thân ở nước ngoài có nhu cầu liên lạc với nhau thì có thể thực hiện một số phương pháp sau đây :

Cách 1 :

Thẻ gọi quốc tế + IP Phone = gọi đến bất cứ đâu ngoài nước Viet Nam

Mua 1 thẻ ( tài khoản) gọi quốc tế có bán trên thị trường Việt Nam như Voiz4us, Ringvoiz, Vietvoiz, Ifone, Totvoiz, Datalink, Voiz777...kết hợp với softphone chạy trên máy tính để gọi quốc tế.
Ưu điểm : rẻ, tận dụng được máy tính, mạng Internet sẵn có.
Khuyết điểm : khó sử dụng, chất lượng không tốt.


Cách 2 :
Thẻ gọi quốc tế + IP Phone = gọi đến bất cứ đâu ngoài nước Viet Nam

Mua 1 thẻ ( tài khoản) gọi quốc tế có bán trên thị trường Việt Nam như Voiz4us, Ringvoiz, Vietvoiz, Ifone, Totvoiz, Datalink, Voiz777...kết hợp với điện thoại IP Phone để gọi quốc tế
Ưu điểm : Không cần máy tính, điện thoại IP phone hoat động độc lập, dễ dàng sử dụng cho người lớn tuổi, người không rành về máy tính.
Khuyêt điểm : phải đầu tư thêm điện thoại IP.



Cách 3 :
Điện thoại IP Phone gọi trực tiếp đến IP Phone khác = gọi liên tục, hoàn toàn miễn phí.

Ưu điểm : nếu bạn có nhu cầu chỉ liên lạc với người thân ở nước ngoài, không cần gọi số quốc tế khác thì bạn chỉ cần đầu tư 1 cặp IP Phone. Khi đó, bạn sẽ đem đi nước ngoài 1 bộ, và đặt ở nhà bạn 1 bộ. Khi đó, bạn có thể thực hiện cuộc gọi giữa 2 điện thoại IP Phone này là hoàn toàn miễn phí, không cần phải mua thẻ gọi quốc tế, không cần nạp tiền cho tài khoản.
Khuyết điểm : phải đầu tư ban đầu là 1 cặp IP Phone.



Qua 3 phương pháp gọi quốc tế trên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu và khả năng của bạn thì bạn sẽ lựa chọn 1 phương pháp gọi VOIP phù hợp nhất cho riêng mình.

Đối với bản thân tôi, tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng các phương pháp 2 hay 3 vì sự thuận tiện trong sử dụng , và chất lượng của cuộc gọi.

Nếu bạn có nhu cầu, nhưng vẫn chưa hiểu rõ về cách sử dụng cũng như giá thành của sản phẩm, có thể trao đổi trực tiếp với hieu_voip

Cám ơn.

Hieu_voip
Phone : 0908 966 159
Email : lt.hieu@voip.com.vn
www.voip.com.vn

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2008

Cocacola đứng đầu thế giới nhờ bài học “rùa và thỏ”

Việc áp dụng bài học “rùa và thỏ” đã mang lại thành công và vị thế khó lay chuyển trên thế giới cho Cocacola.

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.

Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Bài học của câu chuyện này?: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.

Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông.

Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.

Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì?

Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng. Nhưng công việc sẽ có kết quả tốt nhất khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, tận dụng ưu thế của nhau.

Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức.

Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

Kết luận:

Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần.

Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây.

Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.


Hieu_voip ( Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này)