Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu về tổng đài IP PBX, tôi xin giới thiệu đến bạn thông tin về giao tiếp giữa tổng đài IP với mạng điện thoại PSTN truyền thống với bưu điện.
Nếu các doanh nghiệp đầu tư tổng đài IP thì doanh nghiệp có thể liên lạc miễn phí giữa tất các các máy nhánh Extensions trong hệ thống tổng đài VoIP. Các máy nhánh Extension này có thể nằm bất cứ đâu trên thế giới, với điều kiện là nơi lắp đặt các máy nhánh này phải có đường kết nối Internet : ADSL, Leased Lines, Optical Cablle...Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây thì tổng đài IP vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng, nếu doanh nghiệp đầu tư tổng đài IP nhưng chỉ gọi nội bộ thì quá phí. Chẳng lẽ mỗi công ty phải cần 2 tổng đài : 1 tổng đài Analoge thông thường để liên lạc các với khách hàng, đối tác thông qua line bưu điện PSTN, 1 tổng đài để kết nối các chi nhánh miễn phí qua VOIP. Như vậy thì chi phí cài đặt và vận hành hệ thống rất rườm rà, mất thời gian....Vì thế, giải pháp của tôi là có thể kết hợp 2 tính năng trên vào trong tổng đài IP. Nó giúp cho tổng đài IP có thể giao tiếp với đường bưu điện PSTN. Khi đó các doanh nghiệp chỉ cần dùng tổng đài IP có thể vừa gọi VOIP miễn phí, vừa có thể gọi khách hàng, đối tác thông qua số cố định, di động của mạng VNGT, Viettel, Sfone, ....
Để thực hiện được chức năng này, hệ thống tổng đài IP phải có thêm thiết bị giao tiếp với PSTN. Hiện nay, thiết bị giao tiếp PSTN được chia làm 2 loại : Card giao tiếp Analog-IP và Gateway :
- Đối với Card giao tiếp PCI thì thiết bị này được gắn trực tiếp vào tổng đài IP. Thiết bị Card giao tiếp có thể kết nối trung kế CO 1 line PSTN, đường E1 ( 30 kênh), đường T1, J1. Các nhà sản xuất thiết bị này có một số hãng như ATCOM, Digium, Openvox, Sangoma...
- Đối với Gateway giao tiếp PSTN : Gateway này phải có cổng FXO. Hầu hết các loại Gateway này giao tiếp PSTN thông qua các line CO thông thường ( 1 line đơn). Một số hãng sản xuất được phân phối ở Việt Nam có : Welltech, Soundwin, Cisco, Patton, Eztalk....
Sau đây là hình minh hoạ kết giao tiếp tổng đài IP với PSTN :
Các ứng dụng nổi bật, khi doanh nghiệp ứng dụng liên kết PSTN cho tổng đài IP : gọi cố định, di động trong nước; gọi cố định liên tỉnh hay quốc tế nhưng trả cước nội hạt ( dùng cho các công ty có nhiều chi nhánh trong và ngoài nước như các công ty du lịch, ngân hàng, công ty đa quốc gia), chuyển hướng cuộc gọi.
Thông qua các thông tin trên, chắc bạn đã có một ít kiến thức về giao tiếp PSTN cho tổng đài IP. Nếu bạn muốn có thêm kiến thức về voip, mời bạn tham khảo website : www.voip.com.vn
Cám ơn bạn đã đọc bài này.
Hieu_voip
2 nhận xét:
Hok hieu gi het, hihi, sorry, dan ngoai dao ma
kho hieu thiet nhung thay hay hay va muon hoc ge. nhung khong biet bat dau tu dau het. hix.
Đăng nhận xét